Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới: Cơ hội và thách thức

Nội dung: 
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Hiệp định TPP
Hiệp định Việt Nam EU
Cơ hội, thách thức

 

Phần 1: Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

  1. Những cột mốc lịch sử đáng nhớ trong tiền trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. 

  • Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VI năm 1986 là một bước ngoặt, đưa VN ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội kéo dài nhiều năm, khắc phục được nạn lạm phát có lúc trên 700% xuống mức lạm phát 12% (năm 1995). Bằng cách đưa ra nhiều thể chế đổi mới như giao đất cho dân, ổn định an ninh lương thực, mở cửa cải cách thể chế. 
  • Tiếp nối Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979, sau khi quân Trung Quốc rút khỏi Việt Nam tháng 3 năm 1979, nhưng trên thực tế, quân Trung Quốc vẫn còn chiếm đóng khoảng 60 km² lãnh thổ vì vậy cuộc xung đột giằng co tại vùng biên giới 2 nước tiếp tục kéo dài đến năm 1990. Trong thời gian này VN cũng bị cô lập trên nhiều thị trường quốc tế do tai tiếng “xâm lược Campuchia”. Phần này có thể tham khảo thêm bài viết của chị Phương Mai lý giải về ân oán VN- Campuchia. Vì vậy phải sau năm 1990 VN mới dần cải thiện quan hệ với các nước ASEAN và chính thức gia nhập kinh tế quốc tế vào năm 1995 khi trở thành thành viên khối ASEAN. 
  • Hội nhập kinh tế quốc tế, VN được phá thế cấm vận, ký các hiệp định thương mại tự do, cắt giảm thuế, thúc đấy tham gia APEC -1997 ( Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (Asia-Pacific Economic Cooperation) là một diễn đàn của 21 nền kinh tế thành viên Vành đai Thái Bình Dương với mục tiêu tăng cường mối quan hệ về kinh tế và chính trị) và ASEN – 1998 (ASEAN _ EU)

Từ đây VN đã thực hiện những bước đi ngoạn mục trong tiến trình hội nhập. Kim ngạch thương mại song phương tăng trưởng từ 1,5 tỷ USD năm 2001 lên 30 tỷ USD năm 2013.

  • 1995: Chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ
  • 2000: Bill Clinton đến thăm VN, hai bên đạt thỏa thuận thương mại song phương.
  • 2007: Gia nhập WTO 
  • 2015: Năm kỉ lục về các hiệp định thương mại tự do

2. Việt Nam và các FTA

Sự bùng nổ của các FTA (Free-Trade Agreement) – Hiệp định thương mại tự do 

WTO lẽ ra là sân chơi lý tưởng cho tự do hóa thương mại trên phạm vi toàn cầu. Nhưng với 170 quốc gia thành viên, phạm vi quá rộng khiến việc đàm phán tìm lợi ích chung cho tất cả các quốc gia với trình độ phát triển và nhu cầu quá khác nhau liên tục rơi vào bế tắc. Đây là lý do các FTA được hình thành giữa các nhóm nhỏ tương đồng. Vẫn dựa trên những cách thức tương tự WTO nhưng thay vì trên quy mô toàn cầu, FTA hướng tới khu vực hóa, vì vậy các FTA cũng dễ dàng được ký kết hơn và có ảnh hưởng sâu hơn. 

Việt Nam và các FTA, Hoa Kỳ và EU

VN đã và đang tham gia 16 FTA

Thực trạng: VN xuất siêu lớn nhất tới thị trường Hoa Kì nhưng nhập siêu lớn từ thị trường châu Á, đặc biệt là TQ. Vì vậy cần có chiến lược giảm thâm hụt thương mại

Phần 2: TPP – Trans-Pacific Partnership Agreement – Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương. 

TPP được đánh giá là một FTA lớn nhất và quan trọng nhất trong 20 năm vừa qua, và được nhận định là một Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (Mega – FTA). FTA thế hệ mới được xác định bới các yếu tố: 

  • Thời gian: Trong 5 năm gần đây
  • Tính chất: (1) Phạm vi được mở rộng – hội nhập toàn diện: không chỉ dừng lại ở việc cắt giảm thuế, mở rộng thị trường dịch vụ và quan hệ đầu tư như các FTA truyền thống, FTA thế hệ mới đưa vào nhiều yếu tố xã hội bên cạnh vấn đề thương mại, bằng những điều khoản khắt khe ràng buộc tới các vấn đề môi trường, lao động, minh bạch v.v… Ví dụ khi tham gia TPP, VN phải chấp nhận cho phép việc thành lập các tổ chức đại diện cho người lao động ở cấp cơ sở, độc lập với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Tham khảo  (2) Có chiều sâu bằng những cam kết triệt để, quyết liệt hơn, ví dụ giảm thuế 0% 

4/2/2016: TPP gồm 12 nước thành viên. Bao gồm các nước VN chưa có FTA là Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru. 

756b1f881a167d.img

Một số đặc điểm của TPP: Là FTA thế hệ mới có nhiều nước tham gia, đa dạng về trình độ phát triển; Đặt ra những tiêu chuẩn mới cho một FTA (vd tiêu chuẩn về mua sắm chính phủ); Bệnh cạnh các cam kết đa phương có nhiều cam kết song phương (vs VN- HK: dệt may). TPP rút ngắn thời gian đàm phán trong khi thông thường 1 FTA mất 3 năm đàm phán để có thể dẫn đến ký kết. 

Tại sao có TPP:

  • Mô hình mới về hợp tác kinh tế khu vực trong bối cảnh toàn cầu hóa chậm lại
  • Tạo thuận lợi tối đa cho thương mại và đầu tư thể hiện qua mức độ yêu cầu và cam kết dự kiến
  • Hạt nhân hình thành FTA của khu vực APEC
  • Con đường ngắn nhất để đạt lợi ích cao nhất cùng lúc có quan hệ FTA với nhiều nước
  • Tác động trở lại đàm phán đa phương ( Vòng Doha). Tưởng tưởng WTO như một đám đông đang mải mê tranh cãi trong bế tắc, sự vượt lên trên của TPP (hi vọng) sẽ khiến đám đông kia dừng lại và tìm kiếm một con đường toàn cầu hóa hiệu quả và triển vọng hơn
  • Các kỳ vọng riêng khác như tăng xuất khẩu, đầu tư, tạo thuận lợi cho chuỗi cung ứng. Các ông lớn nằm ngoài cuộc chơi như TQ, HQ, Thái Lan  sẽ đồ dồn đầu từ vào VN để được hưởng lợi từ TPP. Ví dụ lần đầu tiên có một Chương riêng về dệt may với các quy định riêng về quy tắc xuất xứ, biện pháp tự vệ, hợp tác hải quan chống chuyển tải đi vòng, xác minh xuất xứ. Hiệp định này mang lại nhiều lợi ích cho ngành dệt may của VN nhưng chúng ta chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu từ TQ, vì vậy, với quy tắc xuất xử chủ đạo “từ sợi mà đi”, muốn nhận được lợi thế từ TPP các công ty sản xuất sẽ phải đặt nhà máy ngay tại VN

Bản chất FTA là xóa bỏ các hàng rào, quan trọng nhất là cam kết cắt giảm thuế, hướng đến tự do hóa toàn diện: xóa bỏ 100% thuế nhập khẩu (trong đó trên 90% là xóa bỏ ngày khi Hiệp định có hiệu lực) và xử lý vấn đề thuế xuất khẩu.

Phần sau chủ yếu trình bày sâu về cắt giảm thuế trong các lĩnh vực, chủ yếu tập trung vào mối quan hệ của VN – HK và ngành dệt may. Tuy nhiên khi ông Trump quyết định đưa Mẽo rút khỏi TPP thì cục diện bị thay đổi phần lớn. Giờ TPP trông cậy vào Nhật Bản như kẻ đầu tàu.  

Phần 3: FTA Việt Nam – EU

Khác với Mỹ luôn áp đặt luật chơi với tư cách một kẻ bề trên, EU được đánh giá là một đối tác tốt bụng và bình đẳng, quan tâm tới các nhu cầu của VN như một nước đang phát triển. Tháng 11/2015 FTA giữa VN-EU chính thức kết thúc sau 5 năm đàm phán khá thuận lợi, tuy nhiên do EU đang đối mặt với nhiều vấn đề xã hội khác như Brexit, nhập cư hay gần đây là khủng bố, các ưu tiên về kinh tế có phần chậm lại. FTA của VN-EU đang dừng lại ở giai đoạn rà soát lại kỹ thuật để đảm bảo có thể vận hành trơn tru sau khi được chính thức ký kết. 

Một số kết quả: Dệt may, giày dép, thủy sản (trừ cá ngừ đóng hộp và cá viên) EU xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu trong 7 năm từ khi HĐ có hiệu lực. Gạo: dành lượng hạn ngạch đáng kể đối với gạo xay xát, gạo chưa xay xát và gạo thơm. Gạo nhập khẩu theo hạn ngạch được miễn thuế hoàn toàn. Các sản phẩm rau củ quả, nước hoa quả, sản phẩm nhựa, gốm sứ thủy tinh cơ bản được xóa thuế quan, chỉ một vài mặt hàng nông sản nhạy cảm không được miễn thuế hoàn toàn nhưng áp dụng TRQ (hạn ngạch thuế quan) 

Dự đoán tác động: Mở rộng cơ hội cho hàng xuất khẩu vào một thị trường có nhiều thuận lợi, tăng kim ngạch xuất khẩu

Phần 4: Cơ hội và thách thức

Cơ hội

Về mặt kinh tế. Kinh tế VN vẫn còn nhiều phụ thuộc do nhập siêu. Ví dụ trong vài năm trở lại đây, điện thoại là mặt hàng xuất khẩu mạnh nhất, đạt gần 300 tỉ, nhưng phần lớn linh kiện vẫn phải nhập từ TQ và HQ, chúng ta chỉ lắp ráp. Tương tự với những mặt hàng được coi là thế mạnh của VN như tôm và hạt điều, chúng ta có lợi thế nuôi trồn rất tốt nhưng vẫn phụ thuộc nguồn giống nhập khẩu. Vì vậy với FTA, ta có thể đa dạng hóa thị trường, tránh phụ thuộc quá mức vào một khu vực. Ví dụ như với mặt hàng thép, chúng ta từng phụ thuộc nhiều vào TQ và gặp nhiều vấn đề về chất lượng, nhưng sau khi FTA của VN và các nước Tây Á Âu được ký kết, ta có thể nhập khẩu thép từ Nga với chất lượng tốt hơn. Có thể nói FTA giúp mở rộng thị trường, thúc đẩy thương mại, ổn định và mở rộng nguồn nhập khẩu, đặc biệt là các máy móc thiết bị là đầu vào cho sản xuất trong nước; đa dạng hóa quan hệ kinh tế, thương mại, đa dạng hóa thị trường XNK, thúc đẩy cạnh tranh. 

Về đầu tư: Góp phần tái cơ cấu lĩnh vực đầu tư, thu hút vốn đầu tư chất lượng cao và những lĩnh vực chưa phát triển. Thêm cơ hội tham gia vào các chuối cung ứng toàn cầu, có thể trong giai đoạn đầu ta phải chấp nhận vai trò phụ thuộc, nhưng cần vươn lên giữ vị trí chủ chốt 

Về thể chế: Là cơ hội để hoàn thiện thể chế, trong đó có thể chế kinh tế thị trường, hỗ trợ cho tiến trình đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế. Với tiêu chuẩn cao về quản trị minh bảnh và hành xử khách quan của bộ máy Nhà nước, giúp tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, thúc đẩy cải cách bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả

Về mặt xã hội: Thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập và xóa đói giảm nghèo

Thách thức: 

FTA đặt ra những thách thức lớn đặc biệt với những ngành sản xuất của Việt Nam, ví dụ như oto. Ngành công nghiệp sản xuất oto đang gặp rất nhiều khó khăn, đến năm 2018 thuế nhập khẩu oto sẽ cắt giảm xuống …0%, đây là cơ hội lớn cho các thị trường oto giá rẻ của Indo và Thái tràn về VN. Tương tự với ngành thép, khi chúng ta đang nhập cực lớn từ TQ và Nga (trên 9 triệu tấn/năm) và ngành chăn nuôi, khi chúng ta có lợi thế lớn nhưng không chủ động khi hàng năm phải nhập khẩu $4 tỉ thức ăn chăn nuôi từ các nước. 

Về thương mại dịch vụ: Sức ép cạnh tranh từ TPP, EVFTA sẽ xuất hiện ở 3 ngành chính: ngân hàng, phân phối và viễn thông giá trị gia tăng. Các lĩnh vực nhạy cảm như xuất bản, phát thanh truyền hình đều không cam kết mở cho nước  ngoài

Hoàn thiện thể chế: các tiêu chuẩn cao về quản trị đặt ra thách thức cho bộ máy quản lý nhà nước. Ngoài ra, phải sửa đổi, ban hành nhiều văn bản pháp luật để thực thi cam kết

Về mặt xã hội: cạnh tranh có thể kiến một số DN khó khắn 

Về thu ngân sách: có ảnh hưởng nhưng không lớn do tỷ trọng thu ngân sách từ thuế NK giảm dần qua các năm.

 

Bài viết được tổng hợp và ghi chép lại từ hội thảo về Các hiệp định thương mại tự do, thông tin công nghệ và cách thức tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ
Bài trình bày của ông Trần Thanh Hải, phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương. 

4 Comments Add yours

  1. pandazaki says:

    I DIdnt know I subscribe this blog ..,..

    I think it can be interesting ! I guess it speak about Europe and Vietnam today ?

    Like

    1. thaolinhdoan says:

      not really…it’s just my note from a conference regarding FTAs, their potentials and challenges 🙂

      Like

      1. pandazaki says:

        FTA ? Free to air ?

        It realy looks interesting how you say.

        Like

      2. thaolinhdoan says:

        Free-trade agreement 😀 yes it is interesting for such an emerging country like VN

        Like

Leave a comment